Những kiêng kỵ khi chọn khu nhà ở

Trong môi trường lớn là thành phố thì Khu nhà ở chính là môi trường vừa, còn căn hộ là môi trường nhỏ. Môi trường lớn ảnh hưởng đến môi trường vừa, môi trường vừa sau đó lại quyết định đến môi trường nhỏ, chính bởi vậy nên tình hình khái quát của môi trường vừa, tức là Khu nhà ở có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trồng cây xanh ở phần góc nhọn, phá bỏ thế tam giác. Ảnh minh họa

Khu nhà ở tối kỵ có hình tam giác

Mặt bằng khu đất của Khu nhà ở tốt nhất không nên có hình tam giác. Trong thực tế, những người trung niên sống trong những căn nhà được xây dựng trên những khu đất hình tam giác thường dễ xảy ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Một khu đất có hình tam giác tức là khu đất có diện tích tương đối nhỏ hẹp, ba mặt bị bao quanh bởi đường sá hoặc sông suối, tạo thành một hình tam giác bao bọc xung quanh, trên mặt bằng khu đất đó chỉ có một hoặc hai tòa nhà. Còn với những khu đất có diện tích tương dối rộng lớn, có nhiều tòa nhà và giữa những tòa nhà có phối hợp thiết kế cảnh quan hoa viên thì mặc dù ba mặt bao quanh bởi đường sá hoặc sông suối lại không thuộc khái niệm cần kiêng kỵ nêu trên.
Về cách hóa giải đối với những Khu nhà ở có hình tam giác: Trồng cây xanh trên phần góc nhọn của hình tam giác, có nghĩa là về hình thức cắt bỏ đi góc nhọn đó.

Khu nhà ở tối kỵ bên trái rộng bên phải hẹp

Mặt bằng khu đất của Khu nhà ở tốt nhất nên có hình dạng bên trái nhỏ hẹp hơn so với bên phải, đây gọi là thế “Gia nội tiền tài phong thịnh phú” (trong nhà luôn đầy ắp tiền của). Nếu ngược lại, tức bên trái rộng còn bên phải hẹp hơn, là phạm vào thế “Tiên hữu điền trạch, hậu dã vô” (có nhà cửa ruộng vườn, nhưng sau cũng bị mất hết).

Khu nhà ở tối kỵ phía trước rộng phía sau hẹp

Hình dạng của mặt bằng Khu nhà ở tốt nhất nên là phía trước hẹp, phía sau rộng, tạo thành thế “nở hậu”.

Khu nhà ở tối kỵ phía trước cao phía sau thấp

Địa thế của Khu nhà ở nên là phía trước thấp, phía sau cao. Phía trước thấp, phía sau cao ở đây không chỉ nói về riêng địa thế, mà còn là chỉ cả hình dáng của kiến trúc, tức là phía trước nên xây thấp hơn phía sau. Tuy nhiên cần lưu ý không nên xây nhà cao trên nền địa thế thấp và xây nhà thấp trên nền địa thế cao.
Theo quan niệm truyền thống, Khu nhà ở có diện tích không lớn, lại bị kẹp giữa hai con đường lớn, thẳng tắp là không nên. Tuy nhiên, nếu Khu nhà ở có diện tích lớn thì sẽ là ngoại lệ.
Khu nhà ở tối kỵ bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng ở xung quanh
Khu nhà ở có diện tích tương đối nhỏ, độ cao của các căn nhà lại tương đối thấp, bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng của Khu nhà ở khác hoặc của những đơn vị khác ở xung quanh, tình thế giống như bị “ngập chìm” trong “vòng vây” của kẻ khác là rất không nên.

Khu nhà ở tối kỵ xây trong ngõ, hẻm cụt.

Khu nhà ở hoặc nhà ở không nên xây trong tận cùng ngõ, hẻm. Như thế nào gọi là ngõ, hẻm? Đó là những con đường dài và nhỏ, hẹp. Nếu Khu nhà ở hoặc nhà ở xây trong những ngõ, hẻm này sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất lợi.
 Mở rộng ngõ, hẻm thông thoáng, cửa chính không trực xung với đường là có thể hóa giải.

Khu nhà ở nên có khoảng không gian trống ở giữa

Khoảng không gian trống ở đây tức là khi thiết kế cảnh quan của Khu nhà ở nên giữ một khoảng trống nhất định, theo thuật ngữ phong thủy còn gọi là “Minh đường trong khuôn viên”. Trong thực tế xã hội ngày nay, mặc dù “tấc đất tấc vàng” nhưng người dân sống trong Khu nhà ở, biệt thự song lập cũng cần có một khoảng không gian nhất định để tiến hành một số hoạt động cộng đồng như giao lưu sinh hoạt, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí nhằm thư giãn, giải tỏa áp lực tâm lý, giải phóng năng lượng, lấy lại cân bằng trong cuộc sống đô thị vốn căng thẳng và nhiều áp lực. Diện tích của khoảng không gian này sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và giá trị của Khu nhà ở.

 

Văn phòng chủ đầu tư


ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ GAMUDA CITY
VP bán hàng: Km4,4 Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội
Hotline: 090 340 8281
Bản quyền thuộc về Gamuda City | Gamuda Gardens

Facebook